Cây mào gà đỏ (kê quan hoa) và 11 bài thuốc chữa xuất huyết tử cung, mề đay, rắn cắn, thổ huyết, dạ dày, kiết lỵ, trĩ, rong kinh hiệu quả
Nội dung chính
Cây mào gà đỏ còn có nhiều tên gọi khác như hoa mào gà, mồng gà, kê quan hoa, kê công hoa, kê cốt tử hoa. Cây có vị ngọt, tính mát đi vào kinh can và đại trường có tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, cây hoa mào gà đã được dùng chữa xuất huyết tử cung, mề đay, rắn cắn, thổ huyết, dạ dày, kiết lỵ, trĩ, rong kinh.
Tên gọi khác: Cây hoa mào gà, mồng gà, kê quan hoa, kê công hoa, kê cốt tử hoa,…
Tên khoa học: Ceỉosia cristata L (Celosia argentea var. cristata L) O.Kuntze.
Họ: Dền (Amaranthaceae)
Thông tin, mô tả cây mào gà đỏ
1. Đặc điểm thực vật
Cây mào gà đỏ là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30cm đến 1,5m hoặc hơn. Thân đứng, có cành nhẵn. Lá có cuống, phiến lá nguyên hình trứng đầu lá nhọn, phía gốc to rộng hơn lá cây mào gà tráng, Hoa đỏ, vàng hoặc trắng, cuống rất ngắn, mọc thành bông gần như không cuống hình vại với mép loe ra nhăn nheo. Quả hình trứng hay hình cầu. Hạt to hơn hạt mào gà trắng.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Phân bố rộng khắp
Bộ phận dùng: Toàn thân, chủ yếu là hoa
Thu hái: Mùa hè
Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: vị ngọt, tính mát
Quy kinh: Kinh can và đại trường
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Trong hoa mào gà còn có các chất dinh dưỡng và hoạt chất như chất đạm, chất béo, các axit folic, pantothenic, các vitamin B1, B2, B4,B12, C, D, E, K..nó có chứa 12 nguyên tố vi lượng, 50 loại men thiên nhiên, đặc biệt hàm lượng chất đạm (protein) lên đến 73% .
Tác dụng dược lý của cây mào gà đỏ
Theo Đông y thì hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, dùng chữa trĩ lậu,hạ huyết, thổ huyết, huyết lân, phụ nữ băng trung, xích bạch đới hạ, tiện huyết, niệu huyết. Cành và lá có tính năng và tác dụng tương tự như hoa cũng thường được dùng để cầm máu và chữa trị các chứng viêm loét.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây mào gà đỏ
1. Chữa kinh nguyệt không đều
Dùng cả cây hoa mào gà màu đỏ đã phơi khô 30 g,sau đó tán thành bột mịn, lúc đói bụng thì hòa bột mào gà đó với rượu để uống.
2. Cây mào gà đỏ chữa tử cung xuất huyết cơ năng
Hoa mào gà 15 g, mai mực 12 g, đậu ván trắng 12 g, sắc lên lấy nước uống hằng ngày sẽ rất tốt.
3. Chữa da nổi mề đay từ cây hoa mào gà
Dùng cả cây hoa mào gà nấu nước, uống nước này ngày 3-4 bát và kết hợp rửa ngoài chỗ da bị nổi mề đay.
4. Kê quan hoa chữa rết cắn
Giã nát cây hoa mào gà rồi đắp vào vết thương.
5. Kê công hoa chữa thổ huyết, khạc huyết, chảy máu cam
Hoa mào gà tẩm với giấm, đun sôi, rồi phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 6 g, chiêu bằng rượu ấm.
Hoa mào gà tươi 15-20 g, sắc lấy nước, rồi hầm với phổi lợn, ăn sau các bữa ăn.
6. Cây mào gà đỏ chữa dạ dày, ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, đi ngoài ra máu, kinh nguyệt dài ngày
Phơi khô hoa mào gà khoảng 10g, tán nhỏ, chia uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1-2 g.
7. Chữa kiết lỵ từ cây mào gà đỏ
Hoa mào gà đỏ 15-20 g, sắc với nước uống. Nếu phân có lẫn máu thì cho thêm đường đỏ vào nước sắc hoa mào gà để uống.
8. Trị ra khí hư nhiều từ kê cốt tử hoa
Nếu là bạch đới (khí hư màu trắng) dùng hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9 g vào sáng sớm khi đói. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, bạch truật 9 g, bạch linh 9 g, bông mã đề tươi 30 g, trứng gà 2 quả, sắc uống.
9. Thai lậu (có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu)
Hoa mào gà trắng sao cháy, long nhãn 10 g, sắc nửa rượu nửa nước uống.
10. Bài thuốc chữa rong huyết, rong kinh, băng huyết
Hoa mào gà khô 24 g sắc uống. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, phòng phong 6 g, tông lư thán 10 g, sắc uống. Hoặc: Kê quan hoa và trắc bá diệp lượng bằng nhau, sao cháy tồn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g.
11. Chữa bệnh trĩ bằng hoa mào gà đỏ
Đối với bệnh nhân bị đại tiện ra máu thì nên dùng hoa mào gà sao cho cháy lên rồi tán thành bột dùng để uống mỗi lần từ 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc hoa mào gà trắng 15g, Phòng phong 6g, Tông lư thán 10g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà 30g, Ngải diệp 30g sao đen, sắc uống.
Người bị trĩ lở loét dùng hoa mào gà 3g, Ngũ bội tử 3g, một chút Băng phiến, tất cả bạn hãy tán thành bột rồi sau đó trộn bột đó với mật lợn dùng để bôi lên vùng loét.
Việc chữa bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem thì sẽ có hiệu quả tốt hơn cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
Trên đây là thông tin về cây mào gà đỏ và 11 bài thuốc chữa bệnh của nó. Có thể nói, cây mang đến nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đó chỉ là những bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!