22 bài thuốc quý từ Cây nguyệt quế điều trị bệnh da liễu (nhiễm trùng da, da kích thích…), tiêu hoá (trào ngược dạ dày, khó tiêu), trị tiểu đường, giảm stress, tốt cho tim mạch

Nguyệt quế thường được biết đến với công dụng trồng làm cây cảnh với những hình dáng bonsai rất đẹp. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cây này còn có thể dùng để chữa bệnh. Một số bệnh có thể chữa bằng cây nguyệt quế như: dạ dày, tiêu hóa, bệnh về da, tiểu đường,…

Thông tin, hình ảnh cây nguyệt quế
Thông tin, hình ảnh cây nguyệt quế
  • Tên gọi khác: Nguyệt quới, nguyệt quất, cửu lý hương
  • Tên khoa học: Laurus nobilis L
  • Tên tiếng anh: Laurus nobilis L
  • Họ: Long não (Lauraceae)

Đặc điểm nhận dạng cây Nguyệt quế

1. Mô tả cây nguyệt quế

Nguyệt quế là cây thân gỗ, mọc tự nhiên, chiều cao có thể đến 8m. Tuy nhiên, nếu trồng làm cây cảnh thì chiều cao của nó chỉ vài mét. Thân cây có màu xanh khi còn non nhưng càng lớn nó càng chuyển sang màu đậm. Thân nhẵn bóng, khiến nhiều người còn nhầm với cây bưởi mỡ.

Lá nguyệt quế thuôn dài, mọc theo thân, đan xen với nhau. Lá nhẵn, nhọn ở đầu. Hoa nguyệt quế nở thành từng cụm ở nách lá. Mỗi cụm có 8 bông, mỗi bông có  5 đài. Đài hoa màu xanh, cánh hoa màu trắng, hơi cong về phía sau. Mỗi bông hoa có 10 nhị, và 1 bầu nhụy hình cầu trên cùng. Hoa thường nở sau mỗi trận mưa, thường là cuối đông hoặc đầu xuân.

Quả nguyệt quế có hình oval, xanh khi non và đỏ hoặc cam khi chín. Quả có nhiều thịt, mọng nước, mỗi quá có 1 -2 hạt.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây nguyệt quế có nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây nguyệt quế là cây mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là ở miền Bắc và Trung Bộ. Nó thường mọc các thung lũng, những con suối, con kênh, khu vực đồi núi. Hoặc cũng có thể trong các khu rừng nhiệt đới.

  • Bộ phận dùng:  Lá và quả
  • Thu hái: Lá và quả mang về sẽ được phơi khô. Lá thu hái vào tháng 6 – 7 hàng năm và quả thu hái vào tháng 8 – 9 hàng năm.
  • Chế biến: Lá nguyệt quế có thể phơi khô dùng dần, hoặc nghiền thành bột mịn, hoặc chế biến thành tinh dầu.

3. Tính vị, quy kinh và bảo quản

  • Tính vị: Có vị cay, chát, tính hàn
  • Quy kinh: Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về con đường quy kinh của lá nguyệt quế.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em.

4. Thành phần hoá học

  • Trong hạt nguyệt quế có hàm lượng dầu lớn (30%).
  • Trong lá và quả có nhiều tinh dầu như: cineol, geraniol, pinen.
  • Ngoài ra, trong quế cũng có thành phần: acid caffeic, catechin, quercetin, dưỡng chất thực vật parthnolide

Cây nguyệt quế có 3 loại:

1. Nguyệt quế lá lớn

Cây nguyệt quế lớn có lá to, giống với cây thưa, thường trồng làm bonsai. Nguyệt quế lớn phát triển ở vùng đất phù sa, khả năng chịu hạn tốt hơn các loại nguyệt quế khác. Tuy nhiên, khả năng chịu úng lại kém hơn so với những cây còn lại. Nếu bị ngập úng không được xử lí kịp thời nó có thể bị chết hoặc héo.

2. Nguyệt quế lá nhỏ

Cây này có thân và kích thước lá nhỏ hơn so với cây lá to. Loại cây này đang được ưa chuộng hơn cả vì không chỉ nó nhỏ nhắn, xinh xắn mà hoa còn cho mùi thơm thanh khiết. Đây là giống nguyệt quế quý nhất và có giá trị cao nhất ở Việt Nam hiện nay.

3. Nguyệt quế thân xoăn

Gọi là thân xoăn vì thân của nó bé, thấp chỉ 40cm và xoăn lại như sợi dây. Đây là loại cây có hình dáng lạ, độc đáo và ít gặp. Đặc biệt, bộ rễ của cây này rất đẹp, được rất nhiều dân chơi cây cảnh săn lùng. Vì thế, giá trị của nó rất cao.

Tác dụng dược lý

  • Các thành phần trong lá nguyệt quế có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau và chống viêm nhiễm hiệu quả.
  • Ngoài ra, lá nguyệt quế còn có tác dụng giảm đau nhức, chống co giật.
  • Nguyệt quế còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, trị tiêu chảy, bạch đới và phù thũng.
  • Ở châu Âu, người ta còn dùng lá nguyệt quế để kích thích sự sẩy thai.

Bài thuốc chữa bệnh về da (bệnh da liễu)

Công dụng cây nguyệt quế chữa bệnh da liễu
Công dụng cây nguyệt quế chữa bệnh da liễu

1. Loại trừ vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng da

Lấy lá nguyệt quế, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Lọc lấy nước để trong chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày 2 lần lấy nước lá nguyệt quế rửa mặt để loại bỏ nấm và vi khuẩn gây nhiễm trùng da.

2. Kích thích mọc tóc

  • Nguyên liệu: Tinh dầu quế; tinh dầu bưởi (hoặc tinh dầu jojoba).
  • Thực hiện: Trộn hai loại tình dầu với nhau với lượng vừa đủ, bôi lên tóc ướt trong 15 – 20 phút. Sau đó, tiến hành gội đầu sạch lại với nước.

3. Giảm ngứa da đầu, trị gàu

Lúc gội đầu, bạn cho thêm vài giọt tinh dầu quế vào nước. Việc làm này vừa giúp trị gàu, vừa giúp ngăn ngừa gàu phát triển.

4. Chăm sóc, thanh tẩy da cơ thể, nuôi dưỡng da

Lấy lá nguyệt quế, phơi khô, nghiền thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày, bạn lấy 2 thìa bột quế bọc vào trong tấm vải sạch, buộc kín lại rồi thả vào chậu nước tắm. Tắm nước bột quế sẽ giúp thanh tẩy da chết, chăm sóc, nuôi dưỡng da rất tốt.

5. Chữa da bị kích thích

  • Nguyên liệu: Lá và quả nguyệt quế; kem dưỡng vaseline.
  • Thực hiện: Lá và quả bột quế tán thành bột mịn, trộn với vaseline rồi bôi lên vùng da bị kích thích.

6. Chống nhiễm trùng trên vết thương hở

Lấy lá nguyệt quế, tán thành bột mịn. Sau đó, hãy đắp bột lên vết thương hở, hoặc vết thương mới lành.

Tìm hiểu thêm: Các bài thuốc chữa bệnh da liễu bằng lá trầu không

Bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá, dạ dày

Công dụng cây nguyệt quế chữa bệnh tiêu hóa
Công dụng cây nguyệt quế chữa bệnh tiêu hóa

1. Viêm đường tiết niệu

  • Nguyên liệu: Bột nguyệt quế; sữa tươi (hoặc sữa bò).
  • Thực hiện: Pha sữa với 1 cốc nước, cho thêm 1 thìa bột nguyệt quế vào rồi uống. Mỗi ngày 1 – 2 cốc.

2. Trị chứng khó tiêu

Lấy 1 nắm lá nguyệt quế tươi hoặc khô, rửa sạch rồi cho vào ấm hãm với nước sôi. Dùng nước lá nguyệt quế uống như trà hàng ngày.

3. Chữa trào ngược dạ dày

Cách 1: Uống trà nguyệt quế nóng

Cách 2: Lấy 5gr lá nguyệt quế và 1 miếng gừng đun sôi với 200ml nước. Đun đến khi nào nước cạn chỉ còn 50ml nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày từ cây hoàng liên

4. Trị tiêu chảy

Lấy 1 nắm lá nguyệt quế tươi hoặc khô, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với nước. Dùng nước lá nguyệt quế uống thay nước lọc.

Bài thuốc giúp cơ thể thư giãn, tốt cho tim mạch, giảm stress

1. Tốt cho tim mạch

Công dụng cây nguyệt quế tốt cho tim mạch
Công dụng cây nguyệt quế tốt cho tim mạch

Trong lá nguyệt quế có hàm lượng acid caffeic khá cao. Chất này có tác dụng giảm sự tăng cholesterol từ đó có thể bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.

Theo đó, mỗi ngày bạn chỉ cần lấy lá hoặc thân cây nguyệt quế, sắc lấy nước uống sẽ giúp bảo vệ tim mạch rất tốt.

2. Giúp ngủ ngon

Dùng máy khuếch tán tinh dầu quế trước khi đi ngủ 30 phút sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu quế ở gối, hoặc nhỏ vào khăn lót dưới gối cũng có tác dụng tương tự.

3. Thư giãn

Mùi thơm của cây nguyệt quế có tác dụng thư giãn rất tốt. Chính vì thế, chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu quế ở không gian sống giúp mùi hương lan tỏa để có tinh thần thoải mái, thư giãn tốt hơn.

4. Giảm stress

Hãy lấy một vài lá nguyệt quế khô đốt lên ở không gian sống để cho mùi hương từ từ lan tỏa khắp nơi. Đây là cách giúp giảm stress rất tốt vì mùi hương của lá nguyệt quế có thể giúp lưu thông khí huyết, cho tinh thần thoải mái.

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Tốt cho hô hấp

Lấy 1 nắm lá nguyệt quế tươi hoặc lá nguyệt quế khô cho vào đun sôi với nước. Sau đó, hãy lấy nước vừa sôi mang ra xông hơi vào mũi, cho hơi đi vào phổi để giúp lọc bỏ những chất độc, chất thải trong phổi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu quế vào nước sôi rồi dùng xông hơi cũng có tác dụng tương tự.

2. Điều hoà kinh nguyệt, chữa khí hư ra nhiều

Lấy 1 nắm lá nguyệt quế tươi, hoặc khô rửa sạch, cho vào sắc nước. Uống nước lá nguyệt quế hàng ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa khí hư ra nhiều hiệu quả.

3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Công dụng cây nguyệt quế chữa bệnh tiểu đường
Công dụng cây nguyệt quế chữa bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 3gr lá nguyệt quế mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm nồng độ glucose từ đó giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

Lấy lá nguyệt quế nấu ăn.

Hoặc lấy 1 thìa cà phê bột nguyệt quế hòa với nước để uống.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường bằng cây xạ đen

4. Chống viêm

Cách 1: Lấy tinh dầu nguyệt quế thoa rồi massage trực tiếp vào chỗ bị viêm đau. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Cách 2: Lấy lá nguyệt quế làm gia vị chế biến món ăn hàng ngày.

5. Chữa ho, cảm lạnh

Cách 1: Xoa tinh dầu quế lên ngực và gan bàn chân mỗi khi bị ho hoặc cảm lạnh.

Cách 2: Nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu quế vào bát nước sôi. Sau đó nhúng một khăn sạch vào bát nước, đắp lên ngực.

6. Giúp giảm đau xương khớp

Dùng tinh dầu quế thoa lên các vùng xương khớp bị đau, massage nhẹ nhàng. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ giúp giảm đau xương khớp hiệu quả.

7. Chống ung thư

Các chất nhà acid caffeic, catechin, quercetin trong nguyệt quế có thể ức chế các tế bào ung thư từ đó ngăn ngừa các bệnh ung thư khác nhau. Ngoài ra, parthnolide – dưỡng chất thực vật trong cây nguyệt quế có thể kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Vì thế, uống nước lá nguyệt quế hàng ngày có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đồng thời, với những người đã bị bệnh thì ngăn ngừa khối u phát triển.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc hỗ trợ diệt tế bào ung thư bằng quả sung ta (sung nếp)

8. Chữa chảy máu mũi

Lấy 2 – 3 lá nguyệt quế, rửa sạch, đun với 200ml nước, đến khi nào nước cạn chỉ còn 100ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng cây nguyệt quế trong việc điều trị bệnh

  • Không nên dùng nguyệt quế chữa bệnh cho mẹ bầu, người đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ.
  • Người dị ứng với thành phần của cây nguyệt quế cũng không nên dùng.
  • Thành phần của cây nguyệt quế có thể tương tác với các thuốc trị tiểu đường hoặc thuốc insulin vì thế không nên sử dụng song song hai loại này.
  • Cây nguyệt quế chữa bệnh chỉ là các bài thuốc dân gian, chưa có cơ sở khoa học vì thế không nên quá lạm dụng vào nó. Đặc biệt, khi dùng cần đúng liều lượng để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây nguyệt quế trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây nguyệt quá chưa? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông_Tin_Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây mật gấu

Cây mật gấu và 4 bài thuốc chữa xương khớp, tiểu đường, ho, gan hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nguyệt quế1. Mô tả cây nguyệt quế2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây xương sáo

Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nguyệt quế1. Mô tả cây nguyệt quế2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây dành dành

Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nguyệt quế1. Mô tả cây nguyệt quế2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nguyệt quế1. Mô tả cây nguyệt quế2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng cây Nguyệt quế1. Mô tả cây nguyệt quế2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp